Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Lai Châu
Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì
Thứ hai - 24/02/2025 19:30

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

Nhận biết dấu hiệu cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo: 

- Hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu. Hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam), cho thấy đầu số quốc tế.

- Xuất hiện dưới dạng nháy máy hoặc có kết nối thời lượng rất ngắn yêu cầu khách hàng gọi lại. Với tin nhắn cũng sẽ có nội dung tương tự. Nếu gọi lại, khách hàng chỉ nghe thấy những âm thanh được cài đặt sẵn và bị trừ tiền tài khoản rất lớn.

- Mạo danh công an, tòa án, quân đội, ngân hàng, nợ cước viễn thông ... yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền ... 

Cục Viễn thông trực (Bộ Thông tin và Truyền thông) trong khuyến cáo vừa phát ra cho biết, thời gian gần đây trên mạng xã hội lan truyền những cảnh báo về việc người dùng nhận được cuộc gọi hoặc nháy máy từ các đầu số nước ngoài như +375 (Belarus); +371 (Lativa), +381 (Serbia), +563 (Valparaiso), +370 (Vilnius), +255 (Tanzania)... Nếu gọi lại, họ có thể sao chép danh sách liên hệ của người nhận trong 3 giây và nếu có chi tiết ngân hàng hoặc thẻ tín dụng trên điện thoại thì cũng bị sao chép.
 

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

Gần đây, nhiều người dùng điện thoại phản ánh về tình trạng thường xuyên nhận được cuộc gọi từ số lạ nhưng khi bắt máy thì không ai trả lời. Nguyên nhân có thể do lỗi kỹ thuật hoặc kẻ gian cố tình thực hiện cuộc gọi không lời nhằm khơi gợi sự tò mò, khiến khách hàng gọi lại. Khi đó, có thể người gọi lại bị tính phí viễn thông cao bất thường.

Tình trạng trên thường được gọi là "cuộc gọi mồi", những cuộc gọi trong tích tắc rồi tắt máy, để người dùng thấy cuộc gọi nhỡ mà gọi lại, kết quả sẽ tốn rất nhiều tiền trong vài giây ngắn ngủi mà không nghe đối phương nói gì.

Những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng một thiết bị để tự động thực hiện các cuộc gọi đến hàng triệu số điện thoại di động ngẫu nhiên trên toàn cầu. Đánh vào đúng thói quen rất bình thường từ trước đến nay của người dùng điện thoại, đó là việc gọi lại những cuộc gọi nhỡ, chiêu trò này đã lừa được rất nhiều người dân. Hầu hết số điện thoại đều rất khó nhận diện, vì chúng giống như mã vùng điện thoại tại một số nơi ở Việt Nam.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nếu nhận được cuộc gọi từ số điện thoại không phải là một số điện thoại cố định hay di động thông thường hoặc không liên quan đến một tổ chức hay đơn vị nào, cần tuyệt đối cảnh giác, không nghe và thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng lạ.

Chiêu trò lừa đảo giả mạo video

Mới đây, Bộ Công an đã gửi tin nhắn cảnh báo về việc xuất hiện tình trạng tội phạm mạng lợi dụng hình ảnh, video công khai của người dân để chỉnh sửa, cắt ghép, đe dọa tống tiền bằng các video giả mạo.

Các chiêu trò này thường khai thác yếu tố tâm lý như sự khẩn cấp, sợ hãi hoặc quyền lực, khiến nạn nhân hành động vội vàng mà không kiểm tra kỹ tính xác thực. Sau khi lấy được lòng tin của nạn nhân, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu chuyển tiền để giải quyết các tình huống khẩn cấp, chi phí đi lại, hoặc các khoản vay.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng cần phải cảnh giác với lời khuyên đầu tư từ người nổi tiếng, đặc biệt là trên mạng xã hội. Hãy quan sát kỹ những biểu cảm khuôn mặt không tự nhiên trong các video.

Người dùng cũng cần hạn chế đăng tải nội dung liên quan đến thông tin cá nhân lên mạng xã hội để tránh trường hợp bị các đối tượng xấu đánh cắp thông tin như hình ảnh, video hoặc giọng nói, đồng thời đặt chế độ tài khoản ở chế độ riêng tư để bảo vệ thông tin cá nhân.
 

GIẢ MẠO VIDEO, HÌNH ẢNH BẰNG CÔNG NGHỆ CAO TIẾP TỤC TÁI DIỄN

Mới đây, Bộ Công an đã gửi tin nhắn cảnh báo về việc xuất hiện tình trạng tội phạm mạng lợi dụng hình ảnh, video công khai của người dân để chỉnh sửa, cắt ghép, đe dọa tống tiền bằng các video giả mạo.


Công nghệ deepfake là một nhánh nổi bật của trí tuệ nhân tạo. Nhờ khả năng tái tạo âm thanh và hình ảnh của một người với độ chính xác cao, kẻ gian có thể giả mạo các nhà lãnh đạo trong các cuộc họp trực tuyến, hoặc dựng lên các video, cuộc gọi nhằm lừa đảo tài chính.

dee

Hơn nữa, các chiêu trò này thường khai thác yếu tố tâm lý như sự khẩn cấp, sợ hãi hoặc quyền lực, khiến nạn nhân hành động vội vàng mà không kiểm tra kỹ tính xác thực.

Tác giả: Trung tâm CNTT&TT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down